Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Những người lái xe thường dễ bị mắc bệnh xương khớp

Nếu phải lái xe liên tục trong nhiều giờ và trong thời gian dài, bạn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Dưới đây là 1 số điểm lưu ý khi bạn phải lái xe trong nhiều giờ.

Khi cầm lái, nên ngồi thẳng, giữ cho cột sống thẳng như tư thế đứng, hạn chế chở nặng. Khi dừng đèn đỏ, nên xuôi 2 tay, các đầu ngón tay hướng xuống đất để máu lưu thông về tay tốt.

1. Thoái hóa cột sống thắt lưng

Bệnh biểu hiện ở các mức độ khác nhau như đau, mỏi lưng, đôi khi đau thắt, hạn chế khom cúi, có thể kèm theo tê lưng, mông. Kết quả chụp X-quang cột sống thắt lưng cho thấy hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Cách điều trị bệnh này chủ yếu là dùng thuốc kháng viêm, giãn cơ, giảm đau, vitamin B, tập vật lí trị liệu, cải thiện tình trạng loãng xương.

2. thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường kêu đau, mỏi lưng, đôi khi đau thắt, hạn chế khom cúi, có thể kèm theo tê lưng, mông và chân. Kết quả chụp MRI cho thấy hình ảnh thoát vị đĩa đệm tùy phân độ 1, 2, 3, 4. Ở phân độ 1, 2, thường được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng viêm, giãn cơ, giảm đau, vitamin B, cải thiện tình trạng loãng xương, tập vật lý trị liệu. Với phân độ 3,4 thường phải phẫu thuật.

3. Hội chứng vai gáy

Hội chứng vai gáy thường gặp khi lái xe quá lâu ở một tư thế. Bệnh nhân thường đau mỏi gáy, lan sang hai bên vai, có thể kèm tê vai. Với hội chứng này, kết quả chụp X-quang cột sống cổ bình thường. Việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc kháng viêm, giãn cơ, giảm đau.

4. Thoái hóa cột sống cổ

Triệu chứng của bệnh thường là đau, mỏi gáy, lan sang vai, có thể kèm tê vai, lan xuống tay một bên hoặc hai bên, lắc bẻ cổ có tiếng kêu "rắc rắc". Kết quả chụp X-quang cột sống sẽ cho thấy hình ảnh thoái hóa cột sống cổ.

Việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc kháng viêm, giãn cơ, giảm đau, bổ sung vitamin nhóm B, cải thiện tình trạng loãng xương, tập vật lý trị liệu.

5. Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài

Người bị bệnh này thường kêu đau, mỏi ở vùng ngoài khủy tay, hạn chế vận động sấp cẳng bàn tay, ấn thì thấy đau nhiều vùng mỏm trên lồi cầu ngoài.

Với bệnh này, uống thuốc kháng viêm, giãn cơ, giảm đau thường không hiệu quả. Việc tiêm k-cort, hydrocortisone cho hiệu quả tức thời nhưng sẽ tái phát sau 6 tháng. Tiêm nhiều lần nhiều biến chứng loãng xương, tang huyết áp, giữ mỡ, loét dạ dày, tá tràng, mỏng da….

Hiện nay các bác sĩ thường áp dụng liệu pháp PRP (Platelet Rich Plasma - huyết tương giàu tiểu cầu) để điều trị viêm mỏm trên lồi cầu ngoài. Đây là phương pháp mới, hiệu quả cao, bệnh hết hẳn và không bị biến chứng.

6. Hội chứng ống cổ tay


Hội chứng này rất phổ biến ở Việt Nam. Triệu chứng thường gặp là đau, mỏi, tê bàn tay, ngón tay, có thể lan lên cẳng tay, cánh tay, vai. Khi lái xe lâu, triệu chứng sẽ biểu hiện rõ hơn, lúc buông tay lái và vẫy vẫy một lúc thì bớt. Bệnh được chẩn đoán bằng cách đo điện cơ 2 tay. Phương pháp điều trị phổ biến là tiểu phẫu giải phóng ống cổ tay.

Loãng xương và những điều cần biết

Loãng xương là một trong những bệnh lý phổ biến, nhất là ở những người cao tuổi trong xã hội hiện nay. 

Nguyên nhân gây loãng xương

- Do tuổi cao và mãn kinh. Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh bị loãng xương nhiều gấp 3- 4 lần nam giới. Cơ thể phụ nữ mất tối đa 10% khối lượng xương ngay trong năm đầu mãn kinh và 2% cho những năm sau đó. Nguyên nhân chính là do giảm estrogen.

- Do một số bệnh như: cường tuyến cận giáp, đái tháo đường tuýp I, cường tuyến thượng thận… Một số thuốc gây loãng xương như thuốc thay thế giáp trạng, điều trị lâu dài bằng corticosteroid, phenobarbital, lithium, heparin, phenytoin.

- Một số yếu tố nguy cơ gây loãng xương: nghiện rượu, thuốc lá, dinh dưỡng ít calci, ít hoạt động thể lực, tiền sử gia đình bị loãng xương, bất động lâu ngày.

Người cao tuổi

Triệu chứng của bệnh loãng xương

Loãng xương là một bệnh diễn biến âm thầm, ban đầu bệnh nhân không có triệu chứng đau nên thường chủ quan, bỏ qua. Nhưng càng về sau sự thiếu hụt chất canxi ngày càng gia tăng dẫn tới xương xuống cấp nghiêm trọng gây loãng, xốp xương,…Lúc này những triệu chứng đau nhức xương sẽ rõ rệt hơn. Người bệnh có cảm giác đau lưng, đau các khớp chân, tay và mỏi bại hông, đặc biệt ở các khớp xương chịu lực mạnh như xương sống, khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay.

Cảm giác đau nhức xương khớp nặng hơn rõ rệt vào ban đêm. Ngoài đau nhức xương, mệt mỏi, người bệnh còn có một số triệu chứng khác đi kèm như chuột rút.

Cách Xác định loãng xương

Loãng Xương có thể phát hiện sớm nhờ y học tiên tiến ngày nay. Để xác định loãng xương hay không bạn có thể thực hiện bằng các xét nghiệm.


- Định lượng các chỉ tố xương trong máu, nước tiểu.

- Đo mật độ khoáng trong xương.

- Chụp cắt lớp định lượng.

- Định lượng bằng siêu âm.

Trong đó, đo mật độ chất khoáng trong xương và định lượng các chỉ tố xương là phương pháp phổ biến hơn cả.
Do loang xuong

Kỹ thuật BMD sử dụng tia X, dựa trên sự giảm bức xạ tia X khi xuyên qua xương: suy giảm càng nhiều thì BMD càng cao. Tổ chức Y tê thế giới (WHO) đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh loãng xương khi dùng kỹ thuật BMD như sau: so sánh trị số BMD của bệnh nhân với BMD chuẩn của một nữ 25 tuổi khỏe mạnh. Nếu BMD của bệnh nhân thấp hơn 2,5 lần độ lệch chuẩn (so với số trung bình) của BMD chuẩn, tức là bị loãng xương.

Tuy nhiên, nhiều tài liệu cho rằng BMD chỉ nói lên tình trạng xương khi đo mà không nêu lên được sự biến đổi của chuyển hóa xương vốn xảy ra trong thời gian dài. Mặt khác, BMD không chẩn đoán được người bị loãng xương ở giai đoạn đầu, khi mới bị thiếu xương, hơn nữa BMD không dùng để theo dõi hiệu quả điều trị trong vòng vài tháng đầu vì sự biến đổi của chuyển hóa xương rất chậm, phải mất vài năm. Vì vậy, định lượng các chỉ tố xương có giá trị hơn để chẩn đoán và theo dõi điều trị loãng xương, nhất là khi kết hợp với đo BMD.

Các chỉ tố xương có nhiều, do đó nên lựa chọn hợp lý để có thể chẩn đoán tình trạng xương và loãng xương.

Đo mật độ khoáng trong xương

Các xét nghiệm tối thiểu cần thiết:

- Định lượng osteocalcin (OC) trong máu

- Đinh lượng calci, phosphate trong máu

- Đinh lượng Deoxypyridinoline (DPD) trong nước tiểu.

- Đo BMD

Nếu có thể nên làm thêm các xét nghiệm khác:

- Định lượng P1NP toàn phần trong máu

- Định lượng β-crosslaps (β-CTx) trong máu

- Định lượng PTH trong máu

- Định lượng oestradiol trong máu.

Khi xét nghiệm cần lấy máu sớm, sau một đêm nhịn đói.

Nguyên nhân gây ra chứng loãng xương ở người già

Loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng giữa 2 quá trình tạo xương và hủy xương.

Quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường. Trong tất cả các trường hợp loãng xương là sự mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương.

Bệnh loãng xương ở người già (Loãng xương tiên phát)

- Đặc điểm:

+ Tăng quá trình hủy xương:

+ Giảm quá trình tạo xương

- Nguyên nhân:

+ Tế bào tạo xương bị lão hóa

+Giảm hấp thu canxi ở ruột

+Suy giảm tất yếu các hoormon sinh dục
benh loang xuong o nguoi gia

Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh làm nặng hơn loãng xương do tuổi

- Đặc điểm:

+ Tăng quá trình hủy xương

+ Quá trình tạo xương bình thường.

Phụ nữ mãn kinh dễ mắc bệnh loãng xương

Loãng xương thứ phát: loãng xương xuất hiện do một số bệnh khác hoặc quá trình dùng thuốc, sinh hoạt.

Cơ chế gây loãng xương:

-Nội tiết tố:

+Estrogen và testosterone là hai hormone đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tạo xương. Tác động của estrogen đến xương là qua thụ thể estrogen (estrogen receptor, ER). Ảnh hưởng của estrogen đến quá trình tái mô hình là làm giảm lượng tế bào và giảm hoạt động của tế bào hủy xương (osteoclast). Estrogen tác động đến các tế bào tạo xương và tế bào hủy xương để ức chế sự phân hủy xương trong mọi giai đoạn trong quá trình tái mô hình xương. Phụ nữ sau mãn kinh thiếu hụt nội tiết tố estrogen, nên chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm.Ngay thời điểm hay sau thời kỳ mãn kinh, estrogen bị suy giảm, và hệ quả là mật độ xương cũng suy giảm nhanh chóng, nhất là trong 5 năm đầu sau mãn kinh.

+Sự suy giảm Oestrogene ở phụ nữ mãn kinh, giảm Androgene ở đàn ông mãn dục kích hoạt các tế bào hủy xương khiến cho tốc độ hủy xương cao hơn tạo xương khiến khung xương ngày càng thưa, dẫn đến loãng xương.

+ Bệnh lý các tuyến nội tiết: Cường cận giáp ( tăng hủy xương, gây tăng canci máu và loãng xương), tiểu đường, cường tuyến giáp, cường vỏ thượng thận… và đặc biệt là suy giảm chức năng của các tuyến sinh dục (buồng trứng với nữ và tinh hoàn đối với nam).

-Sự thiếu hụt canxi và vitamin D có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tạo xương. Tuy nhiên sự thiếu hụt này chỉ xảy ra trong một số trường hợp đặc biệt như ở phụ nữ cho con bú, trường hợp bị rối loạn điện giải kéo dài, bị bệnh tiểu đường, đái tháo nhạt, tăng tiết hormone tuyến cận giáp (parathyroid), ở những nơi thiếu ánh nắng trong thời gian dài, u vỏ thượng thận; phụ nữ sinh đẻ nhiều lần mất đi nhiều lượng Canxi trong quá trình mang thai, sinh con và cho con bú.

- Dinh dưỡng thiếu: calci, phospho, magne, albumin dạng keo, acid amin, và các nguyên tố vi lượng thiếu cũng góp phần gây loãng xương. Những nguyên nhân này ngày nay hiếm gặp do chế độ dinh dưỡng của con người được nâng cao.

- Do thuốc: sử dụng các thuốc corticoid (Corticoid gây loãng xương theo cơ chế: ức chế sự hình thành protein collagen gây trở ngại cho sự lắng đọng xương; giảm tái hấp thu canxi phospho ở ống thận và tăng bài tiết chúng ra ngoài; đối kháng với vitamin D, ức chế sự hấp thu canxi, hạ thấp nồng độ canxi máu; khi nồng độ canxi máu giảm thì hormon cận giáp trạng tiết ra nhiều, chuyển tricanxiphosphat không tan ở trong xương thành muối canxi tan phóng thích vào máu, làm cho mật độ xương giảm, tăng sự hủy xương, một số thuốc tiểu đường, thuốc chống động kinh.

- Bệnh thận mạn tính, chạy thận nhân tạo làm tăng đào thải Canxi qua đường niệu.

- Bệnh lý mạn tính đường tiêu hóa (dạ dày, ruột..) làm giảm hấp thu canxi tại ruột.

- Di truyền.

Những vấn đề cần thực hiện khi bị loãng xương

Bệnh loãng xương đang có xu hướng trẻ hóa trong thời đại hiện nay, chi phí điều trị bệnh loãng xương ngày càng tốn kém. Theo thống kê ở Mỹ: năm 1986 chi phí điều trị là 5,1 tỉ USD, năm 2001 tăng lên 20 tỷ USD).


Y học chia loãng xương thành 3 loại:

- Loãng xương nguyên phát

- Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

- Loãng xương thứ phát

Tập thể dục

Loãng xương thường do các yếu tố di truyền, tuổi tác, cân nặng, ít hoạt động thể lực, mắc các bệnh mãn tính đường tiêu hóa, sử dụng nhiều bia rượu, cà phê, thuốc lá, sử dụng thuốc corticoid dài ngày (làm tăng thải trừ can xi, giảm hấp thu canxi) hoặc do thiểu năng các tuyến sinh dục.

Biểu hiện lâm sàng thường thấy là: đau cột sống (đau kiểu viêm, đau tăng về đêm, gần sáng và ngày càng tăng dần, xẹp một đốt sống đơn độc ở cao trên D5), đau ở xương cẳng chân, đau khi ngồi lâu, đau khi thay đổi tư thế, đau ngực, gù lưng, giảm chiều cao. Bệnh được xác định khi đo mật độ chất khoáng trong xương. Nhờ phương pháp này có thể đánh giá khối lượng xương, theo dõi tiến triển của loãng xương, phát hiện nguy cơ biến chứng gãy xương:

Loãng xương Tscore < - 2,5

Loãng xương nặng Tscore < - 2,5 và có 1 hoặc nhiều xương gãy.


Để điều trị hiệu quả bệnh loãng xương cần đi khám để phát hiện bệnh sớm, nghiêm túc thực hiện theo chế độ sinh hoạt để cải thiện bệnh: vận động thường xuyên phù hợp với sức khỏe, duy trì lối sống năng động, thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ protein và khoáng chất đặc biệt là canxi (như sữa, phomat, sữa chua, cá mòi, tôm cua) hoặc uống bổ sung canxi. Cần lưu ý phải theo đúng liều lượng do bác sỹ chỉ định để tránh bị tăng can xi huyết. Hàng ngày cần giữ tư thế đúng, tránh áp lực trên cột sống, đi giầy đế thấp, cẩn trọng tránh trượt ngã trên nền nhà. Các chế độ tập luyện ăn uống cần duy trì đều đặn suốt đời người. Cần kết hợp hài hòa giữa công việc hàng ngày, hoạt động thể lực và giải trí.

Trên thị trường hiện có khá nhiều loại thuốc dùng cho loãng xương, phần lớn là thuốc tân dược như các loại phối hợp vitamin với canxi, sản phẩm dinh dưỡng dùng qua đường tiêu hóa, các loại nội tiết tố tổng hợp, các loại thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa xương (tăng tạo xương, giảm hủy xương). Thuốc tân dược khi dùng phải theo đúng liều lượng và thận trọng do thuốc có nhiều tác dụng phụ.

Hiện nay một khuynh hướng được nhiều người thực hiện là dùng các sản phẩm thực phẩm chức năng để phòng ngừa loãng xương, xốp xương, đau nhức xương khớp cho người trung, cao tuổi và phụ nữ tiền mãn kinh, giúp xương chắc khỏe hơn.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý phòng điều trị bệnh loãng xương

Chế độ dinh dưỡng để phòng tránh bệnh loãng xương phải đảm bảo đầy đủ khoáng chất và vitamin cần thiết trong suốt cuộc đời.


- Bổ sung canxi, vitamin D

Canxi là thành phần chính cấu thành nên bộ xương, hàm răng của con người và canxi cũng chiếm tới 1-2% trọng lượng cơ thể ở người trưởng thành. Theo nghiên cứu, mỗi người dân Việt Nam hiện đang thiếu hụt khoảng 50% nhu cầu canxi hàng ngày (khoảng 500mg) do khẩu phần ăn không hợp lý.

Muốn có một hệ xương khớp khỏe mạnh, tốt nhất, bạn nên bổ sung thêm sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua… Sữa gạo, sữa đậu nành cũng khá tốt cho sự phát triển của hệ xương và phòng tránh bệnh loãng xương ngay từ khi còn trẻ.

Khi nhắc đến chế độ dinh dưỡng phòng bệnh loãng xương, chúng ta không thể bỏ qua các loại hải sản như tôm, cua, cá cơm,…Đây chính là nguồn cung cấp canxi rất dồi dào và giúp cho bữa cơm của chúng ta trở nên phong phú hơn.


Bổ sung canxi từ sữa


- Nên sử dụng thường xuyên các loại cá béo giàu Omega 3 như cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá mòi. Đây cũng là những thực phẩm giàu vitamin K, vitamin B, iốt và magiê. Vitamin K và magiê giúp cho sự hấp thu canxi vào cơ thể được tốt hơn.

- Ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả

Nên tăng cường các loại rau quả trong khẩu phần ăn hàng ngày như: cải cá, củ cải, rau chân vịt, mướp tây, cà chua, khoai lang, bông cải xanh, ớt đỏ, ớt xanh,…

Đu đủ, dâu tây, cam, chuối, nho, đu đủ, dứa, rau mầm,…cũng là những loại trái cây cần thiết cho sự phát triển của xương khớp.

Nên ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả

- Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng dầu ô liu, đậu nành, việt quất và những thực phẩm giàu omega-3 giống như dầu cá hay dầu lanh sẽ tăng cường được sự dẻo dai của xương khớp, giúp phòng tránh và điều trịbệnh loãng xương hiệu quả.

- Sử dụng quá nhiều muối là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi và làm cho xương yếu đi, do đó hãy cố gắng kiểm soát lượng thực phẩm và lượng muối sử dụng hàng ngày. Tốt nhất là không nên sử dụng quá 2-3 mg muối mỗi ngày.

- Thức uống có cồn như rượu, bia cũng là tác nhân gây loãng xương, do đó không nên sử dụng các loại đồ uống này quá nhiều. Các loại trà hay nước ngọt có ga cũng là loại đồ uống khuyến cáo hạn chế sử dụng do nó ngăn cản sự hấp thụ của canxi và khiến cho canxi bị bài tiết ra ngoài nhiều hơn.

Tránh uống đồ uống có cồn như rượu bia

- Bánh mì và các loại đồ hộp cũng cần giảm thiểu tối đa trong khẩu phần ăn bởi chúng có sự tương khắc với canxi, khiến cho việc hấp thụ canxi trở nên khó khăn hơn.

Trên đây là chế độ dinh dưỡng giúp duy trì lượng canxi cần có cho cơ thể, phòng ngừa loãng xương hiệu quả, điều quan trọng là bạn cần có sự thay đổi tích cực trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Bên cạnh đó, việc vận động nhẹ nhàng như đi bộ hay tập thể dục hàng ngày cũng là một phương cách giúp tăng cường sức dẻo dai của hệ xương khớp, hạn chế các bệnh về loãng xương cũng như nhức mỏi xương khớp. Tắm nắng hoặc chơi ngoài nắng với thời gian thích hợp 10 – 15 phút mỗi ngày vào sáng sớm, để ánh nắng chiếu trực tiếp trên bề mặt da sẽ là cách tăng cường vitamin D cần thiết cho cơ thể.

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Các triệu chứng trong loãng xương

Các triệu chứng loãng xương khi canxi và các khoáng chất khác trong xương thấp, vì vậy xương dễ trở nên yếu và dễ gãy.

Quá trình loãng xương được ví như những tên ăn cắp vặt giấu mặt, mỗi ngày một chút, chúng lấy dần đi các khoáng chất của bộ xương. Lúc đầu, người bệnh không cảm thấy khó chịu vì bệnh diễn biến thầm lặng, không có dấu hiệu nào rõ ràng, có chăng chỉ là một vài triệu chứng đau, nhức, mỏi không cố định, có khi mơ hồ, vu vơ ở cột sống lưng, ở dọc các chi, ở các đầu xương,…

Càng về sau, khi khối lượng khoáng chất bị mất ngày càng nhiều, các triệu chứng đau nhức nêu trên sẽ rõ ràng dần lên, tập trung nhiều hơn ở các vùng xương chịu lực của cơ thể như hông, thắt lưng, khớp gối. Loãng xương thông thường sẽ đi kèm với bệnh thoái hóa khớp, đây cũng là bệnh thường gặp ở người có tuổi. Tình trạng loãng xương sẽ làm cho quá trình thoái hóa khớp nặng thêm, và quá trình này cũng làm cho bệnh loãng xương nặng nề hơn.

- Đau xương: Đau nhức các đầu xương. Đau nhức, mỏi dọc các xương dài. Đau nhức như châm chích toàn thân. Thường đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể (cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối), đau nhiều lần nếu là sau chấn thương, đau âm ỉ nếu là tự phát. Đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.


- Đau cột sống, đau như thắt ngang cột sống: Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế. Lúc nằm người bệnh thường cảm thấy dễ chịu hơn.

- Cột sống sẽ biến dạng đường cong bình thường, như gù, vẹo, còng lưng, chiều cao của cơ thể giảm vài cm so với tuổi lúc còn trẻ (bởi loãng xương làm cho các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún).

- Gãy xương: cổ tay, xương hông, cổ xương đùi do giảm mật độ xương làm xương dễ gãy.

- Khi đau nhiều các cơ cạnh cột sống sẽ co cứng, nên bệnh nhân khó thực hiện các động tác như: cúi, ngửa, nghiêng người, quay người, cột sống như cứng đờ.

Dấu hiệu toàn thân thường gặp là hay bị chuột rút, vọp bẻ, thường ra mồ hôi, đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở.

- Thường gặp kèm theo các rối loạn khác của tuổi già (béo bệu, giãn tĩnh mạch chân, thoái hóa khớp, cao huyết áp, vữa xơ mạch máu…).

- Biểu hiện lâm sàng có thể xuất hiện đột ngột sau một chấn thương nhẹ ( ngã, đi xe đường quá sóc…), có thể xuất hiện từ từ tăng dần.

Khi đã có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng nêu trên thì khối lượng xương của cơ thể thường đã giảm khoảng 30% trở lên. Lúc này, nếu chụp X-quang thì trên phim thường có thể thấy rõ hiện tượng loãng xương như: xương tăng thấu quang, vỏ xương bị mỏng đi, các đốt sống bị biến dạng, lún xẹp hoặc gãy lún.

Loãng xương hiếm khi gây ra dấu hiệu hay triệu chứng cho đến khi bệnh nặng, do vậy những trường hợp sau đây được khuyến cáo kiểm tra mật độ xương:

- Phụ nữ già hơn 65 tuổi hoặc đàn ông lớn hơn tuổi 70, bất kể yếu tố nguy cơ.

- Phụ nữ sau mãn kinh có ít nhất một yếu tố nguy cơ loãng xương.

- Đàn ông từ 50 - 70 tuổi, có ít nhất một yếu tố nguy cơ loãng xương.

- Lớn hơn tuổi 50 với lịch sử gãy xương.

- Người phải uống thuốc, chẳng hạn như prednisone, chất ức chế aromatase hoặc thuốc chống động kinh, có liên quan đến loãng xương.

- Phụ nữ sau mãn kinh vừa mới ngừng điều trị hoóc môn.

- Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh sớm.